Tìm hiểu về cuộc sống của "Hoàng Gia Nhật Bản"

IHA Không chỉ là người phục vụ, IHA còn là đầu mối liên lạc giữa Hoàng gia Nhật Bản với thế giới bên ngoài.
Người nội trợ Hoàng cung
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, IHA, khi đó còn là Bộ Nội chính Hoàng gia (IHM) đã từng là một trong những thế lực chính trị và tài chính mạnh nhất ở Nhật Bản, nắm giữ phần vốn quan trọng trong nhiều cơ sở kinh tế của Nhật ở nước ngoài như Ngân hàng Triều Tiên, Công ty hỏa xa Nam Mãn Châu… Được trao quyền hoạt động độc lập với Quốc hội, nó thực chất là một Chính phủ ngầm có thể thực thi nhiều quyết sách mà chỉ cần sự chuẩn y của Nhật hoàng.


Hoàng gia Nhật Bản
Sau khi chiến tranh kết thúc, vị trí của IHM sụt giảm hẳn. Nó chỉ còn là một bộ phận của Văn phòng Thủ tướng với tên gọi mới là IHA, chuyên lo các vấn đề của Hoàng gia. Từ hơn 6.000 nhân viên trong thời kỳ chiến tranh, đến nay, IHA chỉ còn 1.000 người, quản lý ngân quỹ 260 triệu USD mỗi năm để trang trải mọi chi phí liên quan đến Nhật hoàng và gia đình.
Trong số nhân viên của IHA, đông nhất là nhóm omote, những người phục vụ bên ngoài, bao gồm nhạc công, đầu bếp, người phụ trách các công việc sửa chữa lặt vặt về điện, nước, xây dựng.
Cung điện Hoàng gia, nơi ở của Nhật hoàng và hoàng tộc là một kiến trúc tuyệt đẹp với những hồ cảnh lung linh, những khu vườn duyên dáng, được duy trì nhờ bàn tay khéo léo của 30 nghệ nhân làm vườn hàng đầu Nhật Bản trong đội ngũ nhân viên của IHA.
Trong nhóm omote còn có các nhân viên y tế làm việc trong một bệnh viện được xây dựng với kinh phí 3,6 triệu USD chỉ dành để phục vụ Hoàng gia. Riêng Nhật hoàng còn có thêm 4 bác sĩ thay nhau túc trực ngày đêm để đảm bảo mọi vấn đề, dù là nhỏ nhất đều được giải quyết kịp thời. Cũng để bảo vệ sức khỏe cho hoàng tộc mà IHA thiết lập một trang trại rộng hơn 200 hecta, chuyên cung cấp rau quả, thịt, sữa và các nông phẩm sạch vào cung.
Bên cạnh omote, IHA còn một nhóm nhân viên khác là oku, những người phục vụ bên trong nội cung. Mỗi người trong số các oku chỉ thực hiện một nhiệm vụ. Người lau cửa sổ thì suốt đời chỉ biết lau cửa sổ, người quét sân thì chỉ chuyên quét sân. Những người có phẩm chất tốt nhất được chọn để phục vụ Nhật hoàng, hoàng hậu và các thành viên hoàng tộc.
Hoàng gia Nhật Bản nổi tiếng trong việc gìn giữ các phép tắc và lễ nghi truyền thống nên công việc này đòi hỏi sự hiểu biết và tỉ mỉ vô cùng. Một việc tưởng chừng đơn giản như trông coi tủ áo và giúp Nhật hoàng thay trang phục trong các dịp đại lễ cũng cần đến 5 người. Tất cả đều do sự bố trí, sắp đặt khéo léo của IHA.
Bảo vệ hình ảnh Hoàng gia
Dù về mặt chính thức, Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (IHA) chỉ là một bộ phận của văn phòng thủ tướng và không có quyền hoạch định chính sách, song trên thực tế, tố chức này đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị ở đất nước Mặt trời mọc.

Không chỉ là người phục vụ, IHA còn là đầu mối liên lạc giữa Hoàng gia với thế giới bên ngoài. Ở vai trò này, họ không cho phép bất cứ phóng viên báo chí nào tiếp xúc với các thành viên Hoàng tộc nếu chưa xin phép và không có các bản đề cương bài viết đã được duyệt.
Trên thực tế, các cuộc họp báo của Hoàng gia, vốn đã rất hãn hữu, đều được IHA chuẩn bị thật tỉ mỉ sao cho các câu hỏi và câu trả lời đều trong khuôn khổ đã định sẵn. Hầu hết thông tin và hình ảnh chính thức về các thành viên Hoàng gia trước khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Nhật Bản đều phải được IHA thông qua. Không một bí mật nào của Hoàng gia mà IHA lại không được biết, trong khi đối với người dân Nhật Bản, chuyện trong cung vẫn là đề tài cấm kỵ.
Năm 1990, phóng viên Toshiaki Nakayama của hãng tin Kyodo công bố một bức ảnh chụp Vương phi Kiko vuốt tóc chồng là Hoàng tử Akishino, con trai thứ hai của Nhật hoàng. Nếu như ở các nước phương Tây, một bức ảnh như vậy là quá đỗi bình thường thì ở Nhật, đó lại là vấn đề hết sức tế nhị. IHA đánh giá nó là không phù hợp và tìm mọi cách để bức ảnh không được phổ biến rộng rãi.
Khác với Hoàng gia các nước phương Tây, nơi mỗi thành viên đều thoải mái công khai các sở thích cá nhân và tham gia vào các hoạt động xã hội mà họ ưa thích, ở Nhật, tất cả những việc này đều nằm trong kế hoạch của IHA.
Vun vén tương lai
Một trong những nguyên nhân khiến IHA bị chỉ trích nhiều trong những năm vừa qua là do họ đã tỏ ra hơi quá sốt sắng trong việc tìm kiếm một hoàng nam nối dõi. Trong khi Thủ tướng đương nhiệm lúc đó là ông Koizumi đã tính đến việc yêu cầu thay đổi Hiến pháp để phụ nữ cũng có thể thừa kế ngai vàng thì IHA vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng chỉ nam giới mới được coi là người kế vị.
Cho dù sự việc đã kết thúc êm thấm sau khi Vương phi Kiko hạ sinh hoàng tử vào năm 2006, nhưng hậu quả của nó thì vẫn kéo dài cho đến ngày nay mà dễ thấy nhất là tình trạng sức khỏe suy kiệt của Vương phi Masako, con dâu trưởng của Hoàng gia. Dư luận cho rằng nguyên nhân chính là sức ép tinh thần mà Vương phi đã phải chịu đựng trong một thời gian dài do không sinh được người kế vị cho Hoàng tộc.

Bánh Manju truyền thống của Nhật Bản

Manju là một loại bánh truyền thống của Nhật Bản . Có rất nhiều loại Manju, nhưng hầu hết chúng được làm từ bột mì , gạo và bột kiều mạch ,đậu đỏ , đậu luộc azuki và đường. Sau đó chúng được đun sôi và nhào với nhau. Có một số loại đậu sử dụng bao gồm koshian , tsubuan , và tsubushian .

Có rất nhiều loại Manju , nhưng phổ biến nhất là 2 loại :
• Matcha (trà xanh) Manju là một trong những loại phổ biến nhất. Bên ngoài của Manju trà xanh có màu xanh . 
 • Mizu (nước) Manju là 1 món ăn truyền thống trong mùa hè . Bên ngoài của mizu Manju được làm bởi bột kuzu nên trông giống như thạch

Bon - Odori lễ hội Tết Trung thu của người Nhật - PYN

Có rất nhiều điệu múa truyền thống ở Nhật Bản, nhưng một trong những điệu múa nổi tiếng nhất là điệu múa Bon, được gọi là “Bon odori” thường được tổ chức vào tháng 8 hàng năm, lễ hội thường được diễn ra trong vòng 1 tuần. Người ta nói ở đâu trên thế giới có cộng đồng người Nhật sinh sống đông đúc thì ở đó có lễ hội Bon. Nó đã trở thành một lễ hội văn hóa đặc sắc của người Nhật, một dịp để các gia đình đoàn tụ, vui chơi.
bon odori


Tại lễ hội, mọi người trong gia đình tập trung lại và tổ chức lễ tưởng niệm cho ông bà tổ tiên của họ, thói quen này xuất phát từ truyền thống Phật giáo Trung Quốc, đó là một sự pha trộn của niềm tin Phật giáo và thờ cúng tổ tiên. Trong suốt 1 tuần lễ đó, người ta treo đèn lồng với mục đích để hướng dẫn những linh hồn trở về. Ngày lễ Vu lan hay “Xá tội vong nhân” của Phật giáo, ở Nhật gọi là Urabon hoặc O-Bon. Lễ O-Bon kết hợp những truyền thống của Nhật Bản và Ấn Độ, tạo thành một lễ hội Phật giáo mang đặc trưng riêng của Nhật Bản.
Mọi người tập trung tại lễ hội Bon và cùng nhau nhảy múa điệu nhảy truyền thống của Nhật Bản, Âm nhạc phải thể hiện sự vui mừng chào đón những linh hồn tổ tiên của họ. Lễ hội này thường được tổ chức ban đêm vì nhiều người Nhật tin rằng linh hồn tổ tiên của họ trở lại vào ban đêm.

Trong khi Nhật Bản phát triển công nghệ qua hàng trăm năm qua thì người Nhật vẫn không bao giờ quên những truyền thống của họ, lễ hội Bon odori được tổ chức hàng năm là minh chứng cho sự tôn trọng những giá trị truyền thống của người dân Nhật Bản
Tùy vào mỗi khu vực tại Nhật Bản mà điệu múa và âm nhạc đi kèm cũng khác nhau. Thông thường mọi người thường nhảy múa quanh Yagura, là một giàn giáo bằng gỗ được dựng lên trong lễ hội đặc biệt này..Trong khi nhảy múa, người ta di chuyển cho Yagura quay theo chiều kim đồng hồ.

Các động tác và cử chỉ trong điệu múa Bon thường phản ánh chính xác lịch sử, công việc hay địa lý của vùng miền. Ví dụ Tanko Bushi là bài hát nói về công việc khai thác than ở mỏ Miike thuộc Kyushu. Sự chuyển động trong các điệu múa đã miêu tả việc đào than, đẩy xe và treo đèn lồng. Soran Bushi là một bài hò kéo biển, các động tác khi múa thể hiện việc kéo lưới. Trong khi múa Bon, mọi người có thể sử dụng thêm những vật dụng khác như khăn nhỏ, quạt, lắc chuông. Đối với Hanagasa Odori, các vũ công thường sử dụng mũ rơm có trang trí hoa.
Diễn Đàn Tiếng Nhật

TẬP QUÁN TẶNG QUÀ CỦA NGƯỜI NHẬT

Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. 

Người Nhật tặng quà vào nhiều dịp trong năm. Ở Nhật có khoảng 70 dịp tặng quà khác nhau mà phổ biến là các dịp lễ tết như Tết Dương lịch, Lễ Tạ ơn, Ngày của Cha, Mẹ (mới du nhập từ các nước phương Tây), Valentine, Giáng sinh, ngoài ra còn các dịp như đám cưới, có tin vui về việc sinh con, lễ nhập học, tốt nghiệp, thành niên, mừng nhà mới, thăm hỏi người ốm, tặng quà lưu niệm khi đi du lịch về...

Việc tặng quà ở Nhật mang tính chất hình thức hơn là nội dung. Ví dụ, mừng đám cưới thì phải dùng loại phong bì có chữ "kotobuki", phúng viếng đám tang phải dùng phong bì có vạch đen in hình hoa sen, hay thăm người bệnh thì phong bì không trang trí hoa đỏ. Nếu có dịp đi công tác sang Nhật Bản bạn nên mang theo nhiều món quà khác nhau để chủ động tặng cho đối tác.

[Khi tặng quà người Nhật cần lưu ý:]

- Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng quà, bạn sẽ có cái để đền đáp lại.
- Văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải bản thân món quà.
- Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc đầu gặp gỡ.
- Những món quà đắt tiền là điều bình thường.
- Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.
- Món quà cho một cá nhân nên được trao tặng một cách riêng tư.
- Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người.
- Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.
- Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.

[Không nên tặng người Nhật những món quà gì:]

- Đừng bao giờ tặng người Nhật món quà có bộ 4 hoặc 9 (ví dụ 4 bông hoa, bộ khăn bàn gồm 4 khăn ăn hoặc 9 cái ly chẳng hạn). Người Nhật rất kị số 4 và số 9 vì âm của số 4 đồng âm với chữ "tử", nghĩa là "chết" và số 9 được coi là số không may mắn vì nó có nghĩa là sự chịu đựng, sự đau khổ

- Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là "kushi", "ku" là sự chịu đựng, sự đau khổ, "shi" đồng âm với từ "chết", "kushi" là cộng cả hai điều bất hạnh này.

- Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt.

- Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch

- Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.

- Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc

- Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.

TỔNG HỢP TỪ VỰNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY (SƯU TẦM)


1. 爪切り(つめきり)TSUMEKIRI : ĐỒ CẮT MÓNG TAY

2.ガスレンジ GASURENJI : BẾP GA

3.ドライヤー  DORAIYA- : MÁY SÁY TÓC

4.洗剤 (せんざい): XÀ BÔNG GIẶT

5.バケツ BAKETSU : CÁI XÔ

6.ゴミ箱(ごみばこ)GOMIBAKO : THÙNG RÁC

7.炊飯器 (すいはんき) SUIHANKI: NỒI CƠM ĐIỆN

8.掛け布団 (かけぶとん) KAKEBUTON : MỀN ĐẮP

9.充電(じゅうでん)JU-DEN: SẠC ĐIỆN

10.鏡 (かがみ) KAGAMI : CÁI GƯƠNG

11.カレンダー KARENDA : TẤM LỊCH

12.布巾(ふきん)FUKIN : GIẺ LAU

13.ティッシュ TISSHU: GIẤY LAU, GIẤY ĂN

14.かみそり KAMISORI : DAO CẠO RÂU

15.空気入れ(くうきいれ): ĐỒ BƠM HƠI

16.目覚まし時計(めざましどけい)MEZAMASHIDOKE : ĐỒNG HỒ BÁO THỨC

17.トイレットペーパー TOIRETTOPE-PA-: GIẤY TOLET

18.タオル TAORU: KHĂN LAU

19.エアコン EAKON MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

20.  物干し (ものほし) MONOHOSHI :CHỔ PHƠI QUẦN ÁO

21.懐中電灯(かいちゅうでんとう)KAICHU-DENTO-:CÁI ĐÈN PIN

22.灰皿(はいざら)HAIZARA : GẠT TÀN THUỐC

23.はさみ HASAMI : CÂY KÉO

24.扇風機(せんぷうき)SENPU-KI : QUẠT MÁY

25.うちわ UCHIWA : CÁI QUẠT TAY

26.チェスト CHESUTO : CÁI TỦ

27.つまようじ TSUMAYO-JI : CÂY TĂM

28.ハンガー HANGA- : CÁI MÓC TREO QUẦN ÁO

29.まな板 (まないた) MANAITA : CÁI THỚT

30. ナイフ NAIFU : CON DAO

31.歯ブラシ (はブラシ)HABURASHI : BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG

32.アイロン AIRON : BÀN ỦI

33.箒 (ほうき)HO-KI : CÂY CHỔI

34.ちりとり CHIRITORI:ĐỒ HỐT RÁC

35.かご KAGO : CÁI GIỎ

36.ベッド BEDDO : CÁI GIƯỜNG

37.くし KUSHI : CÁI LƯỢC

38.タオル TAORU : KHĂN LAU MẶT

39.電球(でんきゅう)DENKYU- : BÓNG ĐÈN

40.枕 (まくら)MAKURA : CÁI GỐI

Ngày Doyo no ushi no hi (土用の丑の日) 22/7

Doyo (土用) được giải thích là: Một năm có 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), giữa mỗi mùa là một khoảng thời gian gọi là doyo(土用) gồm 18 ngày.
Ushinohi(丑の日) dựa theo thuyết 12 con giáp được gọi là Eto (干支) bao gồm các con vật chuột, bò, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, cừu, khỉ, gà trống, chó và heo. Các ngày trong tuần cũng đã được đặt theo tên của 12 loài động vật đó. Ushi (丑) là con vật thứ 2 trong 12 con giáp.

Ở Nhật Bản hiện nay khi nhắc đến ngày Doyo no ushi no hi người ta sẽ nhớ ngay đến ngày Doyo no ushi no hi của mùa hè. Đây là thời gian nóng nhất trong năm. Người Nhật cho rằng thịt lươn có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng nên những món ăn chế biến từ lươn giúp giải nhiệt mùa hè, tăng cường sinh lực và giúp người bệnh mau hồi phục.


Cứ 2 năm lại có 1 năm có 2 lần Doyo no ushi no hi và năm nay là năm như vậy. Hai ngày Doyo no ushi no hi của năm nay là ngày 22 tháng 7 và ngày 3 tháng 8.

Cách đọc kí tự đặc biệt trong tiếng Nhật


1 ` くてん
2 . ピリオド
3 、 とうてん
4 , カンマ
5 ・ なかてん
6 ? ぎもんふ
7 ! かんたんふ
8 : コロン
9 ; セミコロン
10 _ したせん(アンダーライン)
11 - なかせん(ダッシュ、ハイフン)
12 / スラッシュ
13 ~ なみせん、なみけい
14 + プラス
15 - マイナス
16 () カッコ、小カッコ
17 {} 中カッコ
18 [ ] 大カッコ
19 「」 かぎカッコ
20 〔〕 きっこうカッコ
21 〈〉 山カッコ
22 * ほしじるし
23 ※ 米印
24 & アンパサンド
25 ^ アクサンシルコンフレクス
26 % パーセント
27 # ナンバー、シャープ
28 @ アットマーク
29 < より小さい
30 > より大きい
31 … 3てんリーダ